Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Cảnh báo luân chuyển hàng hóa giảm sâu


Trong 4 tháng đầu năm, khối lượng vận chuyển hàng hóa chỉ tăng 2,6% (trong đó chỉ có vận tải đường bộ, đường hàng không tăng, còn đường sắt, đường biển, đường sông đều bị giảm). 


Bên cạnh đó, khối lượng luân chuyển hàng hoá, nếu năm 2010 trở về trước đều tăng khá (bình quân 2006-2010 tăng 16,7%/năm), thì năm 2011 đã bị giảm 0,8%, năm 2012 bị giảm 2,1% và 4 tháng năm nay còn bị giảm sâu hơn giảm 4,8%, trong đó vận tải đường biển còn giảm sâu hơn (năm 2011 giảm 5,8%, năm 2012 giảm 8%, 4 tháng năm 2013 giảm tới 16%).
Trong khi khối lượng luân chuyển chiếm tỷ trọng lớn nhất là đường biển (58,8%), còn đường hàng không chỉ chiếm 0,3%, đường sắt chiếm 2,1%, đường sông chiếm 8,1%, đường bộ chiếm 30,7%.
Sự sụt giảm của vận tải đường biển không phải do khối lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sụt giảm, mà có một phần lớn do thị phần vận tải của doanh nghiệp trong nước đã bị mất dần cho các hãng nước ngoài.
Đáng chú ý, xuất khẩu dịch vụ vận tải năm 2012 chỉ đạt 2,07 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, trong khi nhập khẩu dịch vụ vận tải lên tới 8,72 tỷ USD, chiếm tới 69,6% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Nếu toàn bộ dịch vụ năm 2012, Việt Nam bị nhập siêu 2,92 tỷ USD, thì riêng dịch vụ vận tải đã nhập siêu 6,65 tỷ USD.

Khách đi tàu hỏa giảm
Trong điều kiện người dân ở trong nước và nước ngoài tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” ngành hàng không là ngành vận chuyển đường dài, đã tăng cao hơn về tốc độ luân chuyển hành khách, nhờ vậy mà tỷ trọng trong tổng số lượt hành khách luân chuyển đã cao lên và có thể là một lựa chọn cao của hành khách.
Lượng khách đi lại bằng đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất (70,3%); nhưng số lượt người (vận chuyển) tăng cao hơn số lượt người.km (luân chuyển) và tăng cao hơn tốc độ chung. Các ngành vận tải đường biển, đường sông đều tăng cả về vận chuyển và luân chuyển hành khách. Duy chỉ có ngành đường sắt, phương tiện tận tải chủ yếu và theo nhiều chuyên gia cho rằng đó là phương tiện có thể giải quyết được ách tắc giao thông ở nội đô cũng như vận tải đường dài, thì bị giảm cả về số lượt người vận chuyển (giảm 2,1%), cả về số lượt người.km luân chuyển (giảm 2,5%).
Nguyên nhân chủ yếu do những hạn chế vốn có của đường sắt Việt Nam chậm được khắc phục. Vì vậy, ở nội đô cần khẩn trương đầu tư để mở rộng đường ngầm/đường trên cao; toàn hệ thống cần mở rộng khổ đường, đường một chiều, không còn đường cắt ngang... Có nghĩa là lượng vốn rất lớn, thời gian khá dài, nhưng nhiều chuyên gia và người dân Việt Nam đều cho rằng để lạc hậu quá lâu, việc cải thiện đã quá chậm. Hậu quả là tỷ trọng lượng khách luân chuyển bằng đường sắt trong tổng lượng hành khách luân chuyển liên tục bị giảm (năm 2000 còn chiếm 9,9%, năm 2005 còn 7,9%, năm 2010 còn 4,5%, năm 2012 còn 3,9% và 4 tháng 2013 chỉ còn 3,2%).
Hai điểm sáng trong đầu tư hạ tầng
Vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trong 4 tháng đầu năm có hai điểm sáng là giao thông nông thôn được cải thiện; một số cầu vượt ở Hà Nội đã phát huy hiệu quả bước đầu giảm ách tắc giao thông và có thể được triển khai ở một số đô thị lớn khác.
Nguồn vốn đầu tư từ Bộ Giao thông Vận tải ước thực hiện 4 tháng đạt 25,1% kế hoạch, nhưng lại giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, không những phù hợp với chủ trương tăng tổng cầu trước mặt, mà về lâu dài còn phù hợp với mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng- một trong 3 khâu đột phá chiến lược.
Trong việc kiểm soát tai nạn giao thông, so với cùng kỳ năm trước tuy có giảm khá về số người bị thương, nhưng đã tăng lên về số vụ, số người chết; với số bình quân 1 ngày lên tới 31 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người và làm bị thương 20 người, cho thấy trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều việc phải làm, cả về cơ sở vật chất, cả về phương tiện, cả về ý thức của người tham gia giao thông...
>> Có thể bạn chưa biết:
mua bán container văn phòng 20 feet
Cho thuê và mua bán container lạnh
mua bán và cho thuê container kho uy tín
Theo:http://haiancontainer.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét