Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Container bị lật khi đang chạy tốc độ cao và trượt hàng chục mét trên đường tại Bình Dương


Sự cố giao thông xảy ra vào rạng sáng 22/3 tại đường ĐT 742, thuộc xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Do địa điểm xảy ra vụ việc trên nằm khá xa khu vực trung tâm nên đến chiều cùng ngày hiện trường vẫn chưa được giải tỏa.
Theo nhiều nhân chứng, vào thời điểm trên, xe đầu kéo, kéo theo rơ móc và thùng container văn phòng loại 40 feet lưu thông trên đường ĐT 742 theo hướng Cổng Xanh (huyện Tân Uyên) về TP. Thủ Dầu Một. Khi chạy qua địa bàn xã Phú Chánh, do tài xế cho xe chạy với tốc độ cao nên khi xảy ra sự cố đã không kịp xử lý tình huống để chiếc xe loạng choạng, lật nhào chắn ngang đường. Theo đà, chiếc container trượt dài đi hàng chục mét, đầu xe văng vào một điểm thu mua phế liệu bên đường khiến mái hiện phía trước đổ sập.
Rất may sự cố giao thông xảy ra không gây thương tích về người. Theo phản ánh của người dân địa phương, về đêm các phương tiện như xe container, xe tải, xe khách…lưu thông qua tuyến đường này thường chạy với tốc độ khá cao. Không ít các sự cố đã xảy ra gây thiệt hại cả về người và tài sản.
Hiện lực lượng CSGT công an huyện Tân Uyên đang làm rõ vụ việc.

Bộ giao thông muốn làm đường sắt tốc độ cao: có tiền để làm không


TS Đinh Thị Thanh Bình, Viện Trưởng Viện Quy hoạch & Quản lý GTVT, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Quy hoạch & Quản lý GTVT- Trường ĐH GTVT: Chọn phương án A2 để phù hợp với tài chính.
Hiện nay đường sắt chưa phát huy được vai trò vận chuyển khối lượng lớn, tốc độ cao, đường dài. Giữa đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia, phải cân nhắc cái nào cần hơn để làm.

Về chọn lựa phương án, đứng trên góc độ người làm vận tải, để đường sắt quốc gia Bắc-Nam đảm nhận đúng vai trò là phương thức vận tải chủ lực hướng Bắc- Nam: năng lực vận chuyển lớn, tốc độ cao, ưu thế vận tải đường dài với chi phí thấp tôi cho rằng chọn phương án B1, vì so với B2 kết quả của B1 mang lại không kém nhiều mà chi phí đầu tư lại chỉ bằng gần 1/2.

Phương án A2 chỉ dừng ở mức cải tạo nâng cấp đường sắt hiện hữu, chứ không thay đổi đáng kể về năng lực vận tải và tốc độ.

Tuy nhiên xét về chi phí đầu tư thì A2 chiếm khoảng 1.3% GDP (2012) và B1=10.7% (GDP 2012). Theo thống kê thì tổng mức đầu tư phát triển mạng lưới GTVT hàng năm chiếm bình quân khoảng 15%, trong đó đầu tư cho đường bộ chiếm đến 85% (khoảng 12% GDP). Vậy mức 10.7% GDP chỉ đầu tư cho đường sắt là rất rất khó khả thi. Chính vì thế tôi nghĩ bộ giao thông chọn A2 để phù hợp với điều kiện tài chính Việt Nam.
Mặt khác so với nhu cầu vận tải bằng đường sắt hiện nay thì phương án B1 sẽ dư thừa năng lực (nhưng cũng phải tính thêm phần nhu cầu vận  đường sắt gia tăng vì chất lượng dịch vụ vận tải tốt hơn trước).

Tại Việt Nam quy hoạch giao thông cấp quốc gia thường làm theo phương thức như: QH mạng lưới đường bộ, QH cảng biển, QH đường sắt...,Tuy nhiên việc quy hoạch thông giao lại dựa trên nhu cầu vận tải, và việc xem xét cân nhắc vai trò, quy mô công suất của từng phương thức vận tải và phối hợp bổ trợ lẫn nhau giữa các phương thức chưa được lưu ý, vì thế cần xem xét tính đồng bộ giữa các phương thức.
PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Văn Thụ: Đường sắt tốc độ cao là hợp lý

Trước đây tôi từng phản đối xây dựng đường sắt cao tốc Bắc- Nam với tốc độ 300km/h vì tốn kém mà không hiệu quả, chỉ chở được người. Nay nếu Bộ Giao thông vận tải chuyển phương án làm đường sắt tốc độ cao 200km/h chở được cả hàng hóa và hành khách thì hợp lý.
Tôi cho rằng nếu làm đường sắt tốc độ cao sẽ rẻ tiền hơn, kỹ thuật đơn giản hơn vì vậy quyết định hiện nay là đúng. 
TS Phạm Sĩ Liêm, Tổng hội xây dựng Việt Nam:Có tiền để làm không?
Tổng hội xây dựng Việt Nam ngay từ những ngày đầu đã kịch liệt phản đối không nên làm thí điểm đường sắt cao tốc tốc độ 300km/h vì nhiều lý do.
Đơn giản như đường sắt thường hiện tại trẻ con còn ném đá vào, nếu làm đường sắt cao tốc sẽ bị tai nạn ngay và tốn tiền.
Tổng hội xây dựng Việt Nam từng đề xuất chỉ nên làm đường sắt hiện đại không cần phải cao tốc mà chỉ cần tốc độ cao nhưng đường ray 1.435m.
Nay Bộ giao thông vận tải quyết định làm con đường tốc độ 150-200km chúng tôi ủng hộ và cho rằng nên làm sớm. Vấn đề còn lại chỉ là chúng ta có đủ tiền để làm hay không mà thôi.
Dưới đây là 4 phương án của bộ giao thông vận tải 
4 phương án:

- A1: Tổng công ty Đường sắt VN đang thực hiện để duy trì đủ độ an toàn cho kết cấu hạ tầng như cải tạo cầu yếu, hầm cũ, hệ thống thông tin tín hiệu, cải tạo đường ngang để đảm bảo tốc độ chạy tàu tối đa 90 km/giờ với tàu khách. Phương án này đang triển khai sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP.HCM còn 28 giờ (rút ngắn được 2 giờ so với hiện nay). Phương án này vẫn giữ đường đơn khổ 1m.

- A2: Thực hiện các nhóm biện pháp điều chỉnh hướng tuyến cho ba đoạn nút cổ chai chính nhiều đường cong và dốc như đèo Hải Vân, đèo Khe Nét, Hòa Duyệt - Thanh Luyện (Hà Tĩnh). Sau khi cải tạo sẽ đảm bảo 50 đoàn tàu hoạt động trên tuyến mỗi ngày, tốc độ chạy tàu khách bình quân 90 km/giờ, tàu hàng 60 km/giờ trên đường đơn khổ 1m. Thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM còn hơn 25 giờ. Tổng mức đầu tư ước tính 1,8 tỉ USD. Đây là phương án được Bộ GTVT đồng ý nghiên cứu.

- B1: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m để chạy tàu khách 120 km/giờ, tàu hàng 70 km/giờ, thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TP.HCM còn hơn 15 giờ. Phương án này sẽ cải tạo ba đoạn nút cổ chai chính bằng cách xây dựng đoạn tuyến bằng hầm, thay thế ray và tà vẹt, các đường ngang cùng mức sẽ đóng mở tự động để đảm bảo chạy tàu tốc độ cao hơn; đầu tư thêm đầu máy toa xe có khả năng vận hành tốt ở tốc độ chạy tàu 120 km/giờ để vận hành 116 đoàn tàu/ngày. Chi phí ước tính 14,5 tỉ USD.

- B2: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m, tốc độ chạy tàu khách 150 km/giờ, tàu hàng 80 km/giờ (tàu chở container lên 120 km/giờ). Thực hiện phương án này phải sử dụng tàu động cơ điện với tàu khách và đầu máy động cơ điện với tàu hàng. Số tàu hoạt động trên tuyến là 122 tàu/ngày. Chi phí nâng cấp ước tính 27,7 tỉ USD.

Mua bán container văn phòng


Công ty Thức Phát Nhân sản xuất mua ban container van phong các loại 10 feet, 20 feet, 40 feet. Chúng tôi nhận thiết kế và trang trí nội thất bên trong container văn phòng theo yêu cầu đặt hàng của quý khách,

Container văn phòng được sử dụng như văn phòng làm việc tại các địa điểm không cố định, thích hợp cho các công trường xây dựng,... 
Bên trong container văn phòng mà chúng tôi thiết kế luôn luôn:
- Sạch, đẹp, hiện đại. 
- Cách nhiệt tốt.
- Dễ dàng di chuyển.
- Thời gian lắp đặt nhanh.
-  Đầy đủ trang trí nội thất hiện đại bên trong container văn phòng.
-  Nội thất bên trong tiện nghi : ốp đá tường, tolet, quạt trần, hệ thống điện, máy lạnh, hệ thống internet, phòng họp, phòng làm việc,...

Dịch vụ vận tải hàng hóa của container thức phát nhân


Dịch vụ Vận tải của Công ty Thức Phát Nhân là dịch vụ tiên phong của công ty, gắn liền với sự hình thành và triển phiển. Sự Uy tín - chất lượng của dịch vụ là nền tảng vững mạnh mở rộng thị phần khách hàng của công ty, chúng tôi luôn đáp ứng được nhu cầu vận tải, vận chuyển hàng hóa của khách hàng
Dịch vụ Vận tải của Công ty Thức Phát Nhân gồm có: Dịch vụ bốc xếp, sắp đặt hàng, nâng hạ vận chuyển,..
Với các loại máy nâng hạ, xe cẩu, các loại xe tải chuyên dụng có chế độ bảo hành, bảo dưỡng thường xuyên, cùng đội ngũ tài xe và công nhân có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm trong ngành đều có trách nhiệm cao đối với hàng hóa đang vận chuyển đảm bảo an toàn, chính xác thời gian giao nhận đã thỏa thuận với khách hàng.

 
 
 

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Cẩn thận bị trộm container hàng hóa


Ngày 14/2. Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an TPHCM vẫn đang khẩn trương điều tra, truy bắt băng nhóm trộm nguyên chiếc xe đầu kéo cùng container văn phòng hàng hóa. 
Trước đó, ngày 4/2, Công ty TNHH Vận tải - Thương mại - Xuất nhập khẩu H.L (trụ sở trên đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh - TPHCM) có nhận 1 người tên là Nguyễn Minh Tuấn (SN 1983, ngụ tỉnh Nam Định) vào làm tài xế. Sau đó, Tuấn được điều đi chở 2 container hàng từ cảng để đưa về kho của công ty.
Đến ngày 6/2, Công ty H.L nhận thêm 1 lô hàng là hạt nhựa Caiu tại cảng Cát Lái (quận 2). Chiều cùng ngày, Công ty H.L cử Tuấn lái chiếc xe đầu kéo (biển số 57K-7333, rơ-moóc biển số 51R-6435) vào cảng nhận hàng là hạt nhựa Caiu rồi chở về kho ở Bình Dương. Thế nhưng, đến 7 giờ ngày 7/2, người quản lý kho hàng tại Bình Dương cho biết vẫn chưa nhận được số hàng hạt nhựa nêu trên. Lúc này, vợ chồng giám đốc Công ty H.L gọi vào ĐTDĐ của Tuấn thì máy tắt. Biết số hàng trên đã bị đánh cắp, vợ chồng giám đốc Công ty H.L giở hồ sơ xin việc, CMND, bằng lái xe của Tuấn ra xem lại và phát hiện nhiều điểm nghi vấn nên đến cơ quan công an trình báo. Qua xác minh, cơ quan công an cho biết toàn bộ hồ sơ Tuấn nộp vào để xin làm tài xế đều là giả!
Một cán bộ điều tra nhận định việc lấy cắp nguyên xe đầu kéo và rơ-moóc cùng cả container hàng hóa loại 40 feet cho thấy đối tượng không hoạt động đơn lẻ mà có cả băng nhóm rất chuyên nghiệp. Ngay lúc đầu, chúng đã lập toàn bộ hồ sơ giả từ đơn xin việc đến giấy CMND, bằng lái xe và tính toán rất kỹ, thậm chí đánh vào lòng thương người của vợ chồng chủ doanh nghiệp để xin việc vào những ngày giáp Tết. Sau khi được nhận vào làm, chúng chờ món hàng có giá trị, dễ bán trên thị trường mới ra tay đánh cắp.
Theo tính toán của Công ty H.L, tổng trị giá tài sản bị đánh cắp, gồm xe đầu kéo và container hạt nhựa Caiu, là trên 2,5 tỉ đồng.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Dịch vụ vận tải biển đang bị thao túng giá


Trong thời gian ngắn, thị phần vận tải biển của các doanh nghiệp trong nước bị thu hẹp một nửa, trong khi giá cước dịch vụ vận tải lại tăng gấp nhiều lần.
Hậu quả là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) đang "oằn lưng" chống chọi giữa bối cảnh các hãng tàu nước ngoài tiếp tục liên kết, bắt tay nhau thao túng giá cước dịch vụ.
Toàn bộ hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam đi châu Âu và Mỹ hiện đều do các hãng tàu nước ngoài đảm nhiệm. Trong ảnh: Tàu trọng tải lớn của hãng Maersk cập cảng Bà Rịa - Vũng Tàu.  
Thực trạng thị trường vận tải biển
Thị trường vận tải biển thế giới đạt "điểm cực thịnh" vào năm 2008 với sự tăng trưởng nhanh chóng của giá cước trên tất cả các thị trường. Tuy nhiên, cuối năm 2008, trước những tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường có những biến động lớn. Giá cước liên tục giảm khiến các doanh nghiệp vận tải biển gặp nhiều khó khăn. Không ít hãng tàu, như: CMA CGM, Hapag-Lloyd, CSAV và Zim đứng bên bờ vực phá sản. Một số hãng lớn như Maersk, NYK, K’Line... đều thông báo mức lỗ  từ một đến ba tỷ USD trong năm 2009. Ðó chính là lý do để các hãng tàu liên tục tăng giá cước, kể từ năm 2009 đến nay, để bù lỗ cho những năm trước.
Theo thống kê, nếu tháng 3-2009, giá cước vận tải biển từ Việt Nam đi các cảng chính của châu Âu chỉ ở mức 500 USD/công-ten-nơ, thì đến thời điểm hiện nay, mỗi công-ten-nơ hàng đi châu Âu phải trả trên dưới 1.300 USD tiền cước, cộng với các khoản phí nâng hạ, phí vận đơn, phí khai báo hải quan và nhiều khoản phí khác thì số tiền phải trả lên đến gần 2.000 USD. Công thức tính giá cước vận tải được các hãng tàu quy định gồm giá cơ sở cộng với các loại phụ phí. Với công thức trên, có thể thấy các hãng tàu không chỉ tăng giá cơ sở mà các loại phụ phí cũng tăng rất cao. Ngay từ tháng 1-2012, các hãng đã nâng mức phụ phí cước vận chuyển (GRI) đối với hàng hóa từ Việt Nam đi Mỹ là 400 USD/TEU. Trong tháng 2 và 3-2012, các hãng tàu tiếp tục nâng phụ phí xăng, dầu với mức tăng trung bình 8%. Ðầu tháng 4-2012, hàng hóa từ Việt Nam đi châu Âu cũng phải trả phí GRI 400 USD/TEU tương tự như đi Mỹ. Bên cạnh đó, một số hãng tàu còn tăng phí mùa cao điểm, phí niêm phong chì và cắm điện đối với hàng đông lạnh... khiến nhiều doanh nghiệp XNK trong nước, từ chỗ làm ăn có lãi nay phải bù lỗ, sản xuất cầm chừng.
Theo Giám đốc Công ty Thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Ðảo (Coimex) Lê Văn Kháng, việc tăng giá cước gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước trong khu vực, nhất là đối với hàng xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ. Một chuyên gia kinh tế cho biết, hàng hóa nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam chủ yếu là xuất thô, hàm lượng công nghệ thấp, chi phí vận chuyển đối với những sản phẩm này rất cao, có khi gần bằng giá trị hàng hóa. Trong khi đó, giá cước vận tải biển tại Việt Nam những năm gần đây luôn cao hơn so với các nước trong khu vực như: Thái-lan, Phi-li-pin... từ 10 đến 15% mỗi công-ten-nơ 20 feet. Do đó, việc cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với hàng hóa các nước trong khu vực càng trở nên gay gắt, mà những yếu tố bất lợi luôn thuộc về phía các doanh nghiệp Việt Nam.
Hãng tàu nước ngoài thao túng giá
Theo Báo cáo đánh giá cạnh tranh 10 lĩnh vực kinh tế Việt Nam năm 2012, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), công bố, trừ lĩnh vực dược phẩm, các lĩnh vực thuộc khối dịch vụ, như: vận tải biển, bảo hiểm nhân thọ, quảng cáo và truyền hình trả tiền có số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường đông và những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là những doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, thị phần vận tải biển, đặc biệt là vận chuyển công-ten-nơ XNK hiện chủ yếu do các đội tàu nước ngoài đảm nhiệm. Chỉ trong một thời gian ngắn, do những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, cộng với sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều doanh nghiệp vận tải biển trong nước, thị phần vận tải biển của các hãng tàu trong nước giảm một nửa, từ 33% năm 2007 xuống còn dưới 20% năm 2012 và xu hướng giảm vẫn tiếp tục diễn ra.
Theo tính toán, nếu tính thị phần vận chuyển hàng hóa đến tận thị trường tiêu thụ (cảng nhập khẩu) thì các hãng tàu nước ngoài chiếm giữ đến hơn 80%. Trong đó, họ chiếm 100% lượng hàng đi châu Mỹ, châu Âu. Các hãng tàu Việt Nam chỉ tham gia vận chuyển được khoảng 15 đến 20% lượng hàng công-ten-nơ đến các thị trường ASEAN và Trung Quốc. Ðội tàu nước ngoài cũng đã bắt đầu tham gia thị trường vận tải nội địa dưới nhiều hình thức nhằm khép kín chuỗi vận chuyển. Vì vậy, sức ép giảm giá cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải biển trong nước rất khó khăn, bởi đối thủ cạnh tranh là các hãng vận tải nước ngoài có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm khai thác thị trường. Ðược biết, hiện các hãng tàu nước ngoài chỉ cung cấp dịch vụ ở mức vừa đủ đối với nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp XNK Việt Nam nên cơ hội để các doanh nghiệp này lựa chọn hãng tàu là gần như không thể. Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cũng đã có công văn gửi Bộ Công thương, Hiệp hội Cảng biển, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam kiến nghị giảm cước vận tải biển của các hãng tàu. Tuy nhiên, việc làm này không dễ, vì hãng tàu nước ngoài hoạt động chủ yếu thông qua đại lý, quyền quyết định vẫn là do chủ tàu.
Sự bắt tay liên kết của các hãng tàu nước ngoài không chỉ khiến doanh nghiệp XNK điêu đứng mà ngay các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn. Hiện giá cước làm hàng tại các cảng của Việt Nam ở mức thấp nhất trong khu vực, khoảng hơn 35 USD/công-ten-nơ 20 feet và 50 USD/công-ten-nơ 40 feet, trong khi đó ở Thái-lan là 55 USD/công-ten-nơ 20 feet, Xin-ga-po 117 USD/công-ten-nơ 40 feet... Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam Hồ Kim Lân, trong khi các nhà khai thác cảng biển tìm mọi cách để níu chân hãng tàu, kể cả giải pháp chấp nhận lỗ, thì các hãng tàu vẫn thu của các chủ hàng Việt Nam rất cao (80 USD/công-ten-nơ 20 feet và hơn 100 USD/công-ten-nơ 40 feet). Họ chỉ phải trả cho các cảng biển Việt Nam chưa đến một nửa số thu đó. Phần còn lại do hãng tàu nắm giữ, mà chủ yếu là hãng tàu nước ngoài.
Tại các cuộc hội thảo, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp XNK tổ chức gần đây, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, với tổng kim ngạch XNK mỗi năm hàng trăm tỷ USD, Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhiều hãng tàu nước ngoài. Tuy nhiên, để hạn chế việc thao túng giá của các hãng tàu này, ngoài việc phát triển đội tàu trong nước đủ mạnh, có khả năng chi phối thị trường, thì các doanh nghiệp XNK cũng cần đầu tư theo chiều sâu, liên kết đủ mạnh để tham gia một số thị trường XNK trọng điểm, từ đó từng bước phá thế độc quyền, thao túng giá của các hãng tàu ngoại.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Cho thuê và mua bán container lạnh


Công ty Thức Phát Nhân sản xuất bán và cho thuê và mua bán Container lạnh 10 feet, 20 feet, 40 feet, 45 feet.  Quý khách có thể đặt hàng để chúng tôi thiết kế lắp đặt theo yêu cầu.
Đặc điểm Container lạnh do Công ty Thức Phát Nhân như sau:
- Dùng làm kho lạnh, vận chuyển hàng hoá đông lạnh,...
- Làm lạnh nhanh, tiết kiệm điện, độ âm sâu
- Nhiệt độ cung cấp trong khoảng:(-20C) – (+20C)
- Cửa container có khoá đảm bảo an toàn khi vận chuyển
- Hệ thống kiểm soát bằng cảm biến
- Nguyên tắc vận hành : làm lạnh gián tiếp.

Container Lạnh 10 feet
Container Lạnh 20 feet
Container Lạnh 40 feet
 
Vận chuyển Container lạnh

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Nơi năng lượng tái sinh


Làng Feldheim nằm cách thủ đô Berlin của Đức khoảng 60 km với chỉ 37 hộ dân được biết đến là thủ phủ của năng lượng tái sinh.

Feldheim không giống như một điểm du lịch bình thường: không khách sạn, nhà hàng, không quán rượu, nhà bảo tàng hay bất kỳ một danh lam thắng cảnh nào khác. Nhưng kể từ sau thảm họa động đất, sóng thần gây ra sự cố hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản hồi năm 2011, Feldheim bỗng trở thành tâm điểm của du khách.
Dưới những tua bin gió là trang trại của người dân
Dưới những tua bin gió là trang trại của người dân - Ảnh: Lê Hân 
Feldheim chỉ có 37 ngôi nhà chạy dài theo trục đường chính với khoảng 130 cư dân hiện đang sử dụng năng lượng từ 43 tua bin gió và các tấm pin năng lượng mặt trời. Năng lượng sưởi ấm cũng được lấy từ hệ thống khí sinh học sử dụng phân bón từ các trang trại địa phương.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1995 với những “cối xay gió” đầu tiên được lắp đặt. Feldheim từ đó chuyển mình từ một thị trấn hẻo lánh và buồn tẻ trở thành một khu dân cư năng lượng tái sinh kiểu mẫu và được cả thế giới biết đến.
Lợi ích thu được từ nguồn phong điện đã thôi thúc người dân Feldheim bắt tay xây dựng một nhà máy khí sinh học để tận dụng nguồn nhiệt khi đốt cây bắp khô và phân lợn. Vì các trang trại ở Feldheim chuyên trồng bắp và nuôi heo nên nhà máy khí sinh học cũng đem lại nhiều lợi ích cho nông dân địa phương. Hiện Feldheim đã có nhà máy khí sinh học trị giá 1,7 triệu euro.
Đến năm 2008, Feldheim quyết định kiểm soát hệ thống điện riêng khi đã sản xuất được đủ năng lượng cung cấp cho cả làng. Feldheim xây dựng riêng một hệ thống lưới điện thông minh và hoàn thành vào tháng 10.2010 với sự đóng góp khoảng 3.000 euro từ mỗi người dân trong làng. Nhờ vậy, Feldheim vừa tự cung, tự cấp được nguồn năng lượng sạch vừa bán lại cho lưới điện quốc gia. Người dân địa phương cũng tiết kiệm được tới 31% tiền điện và 10% khí đốt sưởi ấm trong mùa đông.
Energiequelle Gmbh là công ty hiện đang sở hữu khu công viên gió với 43 tua bin. Đáng ngạc nhiên là văn phòng làm việc của dự án nổi tiếng này chỉ là một thùng container văn phòng. Từ văn phòng nhỏ bé này, ông Werner Frohwitter - nhân viên của Energiequelle Gmbh - đã giới thiệu với chúng tôi cánh đồng tua bin gió sừng sững trải dài. Mỗi cánh quạt hiện ra như những cánh tay của gã khổng lồ cần mẫn làm việc tạo năng lượng sạch không chỉ cho cả làng mà còn cho một số vùng lân cận.
Câu chuyện năng lượng sạch đã kéo du khách khắp nơi đến với Feldheim. “Năm 2011, chúng tôi đón khoảng 3.000 du khách (hơn phân nửa là người Nhật) và con số này đang có chiều hướng tăng lên, dù ở đây chưa có khách sạn. Chúng tôi đang có những dự án xây dựng nhà nghỉ để du khách có thể lưu trú qua đêm”, ông W.Frohwitter vừa nói vừa chỉ tay vào bảng phối cảnh công trình của khách sạn sắp xây.
Chính phủ Đức khuyến khích các dự án năng lượng sạch bằng chính sách và hỗ trợ tài chính như miễn thuế. Tháng 6.2011, chính quyền thông qua kế hoạch đưa đất nước tiến tới mục tiêu tạo ra 1/3 điện năng từ các nguồn năng lượng tái sinh (như gió, ánh nắng, địa nhiệt và năng lượng sinh học) trong vòng một thập niên và tăng lên 80% vào năm 2050, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm, tăng cường an ninh năng lượng và giảm khí thải độc hại. Kế hoạch này bao gồm việc cho phép các hộ dân lắp đặt pin quang điện trên mái nhà, hoặc các cộng đồng như Feldheim xây dựng các nhà máy khí sinh học riêng và bán trở lại lưới điện quốc gia, đảm bảo rằng phần đầu tư của họ không bị lỗ.
Tham vọng trở thành một quốc gia năng lượng sạch của Đức hiện đang được khích lệ bởi những tấm gương như