Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Dịch vụ cho vay vốn k cần thế chấp, cần thận bị lừa đảo


Khi đi xe trên đường thường nhận được các tờ rơi với nội dung là cho vay vốn không cần thế chấp, nhiều người cả tin đã đến đó và bị bắt đóng phí dịch vụ rồi sauu đó hoàn toàn không vay được vốn mà còn mất luôn phí dịch vụ. Các ngân hàng cho rằng họ không hề liên quan đến loại dịch vụ này.
 Tại Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Tân Huỳnh Gia (TP.HCM), ngày nào cũng có người mang hợp đồng đến đòi thanh lý, lấy lại tiền phí dịch vụ. Khách hàng đến rồi về tay không.
Thu phí dịch vụ rồi... để đó!
Tháng 11-2012, tại các chợ bán lẻ, hàng loạt tờ rơi được phát quảng cáo về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng, cam kết sẽ vay được tiền. Chị Lê Thị Kim Thu, ngụ đường Phan Đình Phùng, Q.Phú Nhuận, cho biết giữa tháng 11-2012, tại chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) chị nhận được tờ rơi quảng cáo hoành tráng với nội dung: “Công ty tư vấn hỗ trợ dịch vụ đa ngành và vay vốn kinh doanh Modfa hỗ trợ khách hàng vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo) và vay thế chấp (có tài sản đảm bảo) với lãi suất thấp và chi phí dịch vụ hợp lý...”.
Đúng lúc đang cần vốn nhập hàng tết, ngay lập tức chị Thu chạy thẳng đến công ty có địa chỉ ghi trên tờ rơi ở số 329 Man Thiện, phường Tăng Nhơn Phú A, Q.9. Nghe tư vấn thấy “bùi tai”, chị Thu ký hợp đồng dịch vụ với Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Tân Huỳnh Gia. Sau đó, chị Thu nộp phí dịch vụ 3 triệu đồng để Công ty Tân Huỳnh Gia làm hồ sơ vay tín chấp số tiền 50 triệu đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 30 ngày, kể từ ngày chị Thu giao đủ giấy tờ cho Công ty Tân Huỳnh Gia.
“Thế nhưng suốt từ đó đến nay phía Tân Huỳnh Gia im hơi lặng tiếng. Tôi hỏi họ bảo gửi hồ sơ sang Ngân hàng HSBC rồi, kêu chờ. Hợp đồng quy định một tháng nhưng đến nay đã hơn bốn tháng tôi vẫn không vay được tiền. Liên lạc để đòi lại phí thì họ hẹn hết lần này đến lần khác, lần nào lên cũng viết giấy hẹn mà không chịu trả tiền” - chị Thu bức xúc.
Ngày 2-4, có mặt tại văn phòng Công ty Tân Huỳnh Gia, chúng tôi chứng kiến suốt từ sáng đến giờ nghỉ trưa, lúc nào công ty cũng có khách hàng đến đòi trả lại phí. Có những lúc văn phòng chen chúc người đòi thanh lý hợp đồng vì bị rơi vào tình thế giống hệt nhau: nộp hồ sơ đầy đủ, đóng phí 2-5 triệu đồng/hồ sơ nhưng cuối cùng không vay được tiền của bất kỳ ngân hàng nào. Quá bức xúc vì cho rằng mình bị lừa, ông Nguyễn Trọng, ngụ Q.7, khẳng định: “Rõ ràng mình là người làm đúng hợp đồng, cung cấp đầy đủ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, chứng minh thu nhập... theo yêu cầu của họ. Nay họ cầm tiền, không biết có làm việc với ngân hàng nào không nhưng hơn ba tháng tôi không vay được. Trong khi họ luôn khẳng định chắc chắn vay được, hoặc trường hợp ngân hàng không cho vay họ cũng trả lại 100% phí đã nộp”.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn, ngụ đường Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh, cũng ký hợp đồng dịch vụ vay vốn và đóng mức phí 3 triệu đồng. Ông Nguyễn Chí Danh, ngụ Nhơn Trạch, Đồng Nai, đã đóng 5 triệu đồng tiền phí dịch vụ với hi vọng vay được 300 triệu đồng bằng hình thức vay thế chấp. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác như chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Lê Thị Xuân... cũng đã phải đến Công ty Tân Huỳnh Gia để thanh lý hợp đồng vì bị hứa lèo, công ty thu phí dịch vụ rồi để đó.
Làm giả hồ sơ
Ông Hồ Nhựt Hải, ngụ phường 22, Q.Bình Thạnh, cho biết đã đi đòi nợ tại công ty này cả chục lần nhưng đến nay vẫn chỉ nhận được giấy hẹn. “Ngày tôi đến để ký hợp đồng có cả trăm người xếp hàng để ký, đặc biệt trong số đó nhiều người không đủ điều kiện vay nên ông Tùng (giám đốc điều hành công ty - PV) gợi ý lập hồ sơ lao động giả” - ông Hải nói. Đơn cử trường hợp vợ ông Hải là bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết làm nghề buôn bán tạp hóa ngoài chợ nhưng đã được Công ty Tân Huỳnh Gia “phù phép” thành “nhân viên marketing” của công ty này, lương 6,4 triệu đồng/tháng.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Kim Thu cũng được Công ty Tân Huỳnh Gia làm một hợp đồng lao động giả. Chị Thu là tiểu thương, kinh doanh tại chợ Bà Chiểu. Tuy nhiên, Công ty Tân Huỳnh Gia đã soạn thảo một hợp đồng lao động và trong đó ghi mức lương 6,8 triệu đồng/tháng. Chị Thu bức xúc: “Nhân viên tư vấn Công ty Tân Huỳnh Gia dặn tôi là nếu có người nào xưng của ngân hàng gọi điện thoại để kiểm tra thông tin thì cứ trả lời lương 6,8 triệu đồng/tháng. Sau đó cũng có người gọi điện thoại cho tôi xưng nhân viên ngân hàng. Tôi trả lời như hướng dẫn. Từ đó mất hút luôn”.
Liên kết với nhiều ngân hàng lớn?
Website của Công ty Tân Huỳnh Gia là modfagroup.com giới thiệu có dịch vụ hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng. Công ty này kiên kết với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương VN (Techcombank), Ngân hàng ANZ và Ngân hàng HSBC. Nhiều khách hàng khi đến nghe tư vấn dịch vụ hỗ trợ vay vốn ngân hàng cũng được nhân viên tư vấn của công ty khẳng định sẽ đảm bảo cho khách hàng vay được ở những ngân hàng trên.
Tuy nhiên, trả lời phóng viên Tuổi Trẻ, đại diện Ngân hàng HSBC khẳng định chưa từng sử dụng dịch vụ hay có bất kỳ mối quan hệ liên kết, hợp tác nào với Công ty Tân Huỳnh Gia. HSBC sẽ yêu cầu Công ty Tân Huỳnh Gia gỡ bỏ logo và nội dung sai lệch trên website modfagroup.com. Đại diện Ngân hàng HSBC cho biết khách hàng có nhu cầu vay vốn nên đến các chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ trực tiếp. Ngân hàng không có đối tác thứ ba để làm dịch vụ cho vay tín chấp. Đại diện Ngân hàng ANZ cũng khẳng định không có mối liên hệ, giao dịch với Công ty Tân Huỳnh Gia như công bố trên website của công ty này.
Theo Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM, Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Tân Huỳnh Gia được thành lập vào tháng 7-2008, vốn điều lệ 37 tỉ đồng, hoạt động đa ngành nghề, gồm: sản xuất, kinh doanh, từ bán buôn, bán lẻ, sản xuất cả hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, xây dựng, dịch vụ bất động sản, xây dựng công trình đường sắt, sản xuất bia, hoạt động, dịch vụ vận tải hàng hóa, cho thuê và mua bán container văn phòng Trong số 49 lĩnh vực kinh doanh mà công ty này được đăng ký, cấp phép, không hề có lĩnh vực cung cấp dịch vụ vay vốn ngân hàng như công ty này đã thực hiện.
Ngày 2-4, phóng viên Tuổi Trẻ tìm đến văn phòng Công ty Tân Huỳnh Gia nhưng bà Nguyễn Thị Hà Nhi, kế toán trưởng của công ty, cho biết lãnh đạo công ty đi vắng và từ chối làm việc.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Các doanh nghiệp Đà Nẵng tăng giá cước dịch vụ vận tải


Ngày 1/4, một số hợp tác xã, và doanh nghiệp làm về dịch vụ vận tải khách trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đề nghị ngành chức năng cho tăng giá cước 
Sau khi xăng dầu tăng giá, các doanh nghiệp dịch vụ vận tải và ngư dân đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn. Tại các tỉnh miền Trung, dịch vụ vận tải đã tăng giá. .

Ông Lưu Phước Cường, lái xe Trung Tín, Hợp tác xã Dịch vụ vận tải khách Hải Vân chạy tuyến Đà Nẵng –Đồng Hới cho biết, tuyến này đã tăng giá từ ngày 1/ 4, với mức tăng khoảng 7%. Đơn cử, mức giá tăng từ 110.000 đồng lên 125.000 đồng/khách.
Chịu ảnh hưởng của đợt tăng giá xăng dầu nhiều nhất đối với vận tải công cộng đợt này là các hãng taxi. Đà Nẵng có 6 hãng taxi với hơn 700 đầu xe.  Ông Võ Thành Nhân, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Đà Nẵng cho biết, sau các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trước kia, taxi Đà Nẵng chưa tăng giá. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 4 này, các doanh nghiệp taxi chịu nhiều sức ép tăng giá. Đó là phí bảo trì đường bộ, việc tăng lương tối thiểu cho người lao động và sức ép xăng tăng giá.
Ông Võ Thành Nhân, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Đà Nẵng cho biết: “Xăng đối với doanh nghiệp taxi không phải tăng 1.430 đồng nữa mà là cộng dồn các đợt tăng trước. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, chúng tôi cũng ý thức được là tăng giá ảnh hưởng nhu cầu thị trường giảm xuống nhưng không biết lấy gì bù đắp nên đành phải tăng giá”.
Riêng các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đường bộ ở Đà Nẵng chưa tính đến việc điều chỉnh giá vận tải. Bởi vận tải hàng hóa đường bộ chủ yếu sử dụng dầu diezen với mức tăng không nhiều. Vì vậy, phương châm của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ ở Đà Nẵng là cố gắng gánh phần chi phí đội lên do giá dầu tăng.
Ông Trần Viết Hòe, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa đường bộ Đà Nẵng cho biết: “Riêng đối với mức tăng 1,5% giá nhiên liệu vừa rồi thì Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đường bộ Đà Nẵng không có ý định tăng giá đối với chủ hàng, bởi vì tăng nhiên liệu không lớn nên bản thân các doanh nghiệp vận tải  phải tự điều chỉnh thôi. Bản thân chú hàng bây giờ cũng đang khó, sản xuất không tăng, hàng lại tồn kho”.
Như vậy, cũng như những năm trước, giá xăng tăng làm các dịch vụ khác tăng theo, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân



Các lợi ích khi sử dụng container văn phòng


Các lợi ích của khi sử dụng container văn phòng
Không tốn chi phí khi phải thuê văn phòng
Sử dụng làm nơi ở , làm việc và học tập tạm thời
Là giải pháp tiết kiệm về chi phí so với việc xây dựng, có tính cơ động cao, dễ dàng di chuyển từ công trường này sang công trường khác.
Không cần giấy phép xây dựng và phù hợp mọi địa hình 
- Sạch, đẹp, hiện đại. 
- Cách nhiệt tốt.
- Dễ dàng di chuyển.
- Thời gian lắp đặt nhanh.
-  Đầy đủ trang trí nội thất hiện đại bên trong container văn phòng.